17/7/18

Một số lệnh cơ bản trên CentOS cho người mới sử dụng Linux

Để sử dụng VPS hiệu quả dưới đây iNET giới thiệu tới bạn một số thao tác lệnh cơ bản trên CentOS giúp bạn làm quen với môi trường command line.

Đầu tiên cần đăng nhập vào VPS thông qua giao thức SSH. Bạn có thể xem hướng dẫn đăng nhập vào VPS qua SSH tại đây. Trong giao diện đăng nhập SSH thành công.

1. Kiểm tra phiên bản hệ điều hành Linux đang chạy

[root@localhost ~]# cat /etc/centos-release
CentOS Linux release 7.2.1511 (Core)

2. Kiểm tra các ổ hiện tại trên hệ thống

[root@localhost ~]# fdisk -l

Disk /dev/xvda: 21.5 GB, 21474836480 bytes, 41943040 sectors
Units = sectors of 1 * 512 = 512 bytes
Sector size (logical/physical): 512 bytes / 512 bytes
I/O size (minimum/optimal): 512 bytes / 512 bytes
Disk label type: dos
Disk identifier: 0x00026391

    Device Boot      Start         End      Blocks   Id  System
/dev/xvda1   *        2048     1026047      512000   83  Linux
/dev/xvda2         1026048     5220351     2097152   82  Linux swap / Solaris
/dev/xvda3         5220352    41943039    18361344   83  Linux

3. Kiểm tra các phân vùng và mức độ sử dụng trên các phân vùng

[root@localhost ~]# df -h

Filesystem      Size      Used     Avail  Use%   Mounted on
/dev/xvda3      18G      2.2G      16G  13%      /
devtmpfs         1.5G     0           1.5G   0%      /dev
tmpfs               1.5G     0           1.5G   0%      /dev/shm
tmpfs               1.5G     25M      1.5G   2%      /run
tmpfs               1.5G     0           1.5G   0%      /sys/fs/cgroup
/dev/xvda1      497M  159M       339M  32%   /boot

4. Kiểm tra số lượng CPU của VPS:

[root@localhost ~]# nproc

5. Kiểm tra dung lượng RAM

[root@localhost ~]# free -m

                      total        used        free      shared  buff/cache   available
Mem:           3010         249         882          45        1879        2508
Swap:          2047           0           2047

6. Kiểm tra

[root@localhost ~]# top -c

top - 10:17:37 up 21 days, 17:46,  2 users,  load average: 0.08, 0.03, 0.05
Tasks: 137 total,   1 running, 136 sleeping,   0 stopped,   0 zombie
%Cpu(s):  0.0 us,  0.0 sy,  0.0 ni, 99.9 id,  0.0 wa,  0.0 hi,  0.0 si,  0.1 st
KiB Mem :  3082952 total,   902612 free,   255808 used,  1924532 buff/cache
KiB Swap:  2097148 total,  2097148 free,        0 used.  2567872 avail Mem

 PID    USER      PR  NI    VIRT       RES    SHR S  %CPU %MEM     TIME+             COMMAND
 9375  root         20   0      157712   2308   1632 R   0.7       0.1        0:00.02                 top -c
    1     root         20   0      191424   6508   3820 S   0.0       0.2        1:04.71                  /usr/lib/syst+
    2     root         20   0       0            0         0 S         0.0       0.0        0:00.22                 [kthreadd]
    3     root         20   0       0            0         0 S         0.0       0.0        0:00.12                 [ksoftirqd/0]
    5     root         0     -20    0            0         0 S         0.0       0.0        0:00.00                 [kworker/0:0H]

7. Các lệnh xử lý file

Một điểm quan trọng cần chú ý là trong các hệ điều hành Linux, câu lệnh có phân biệt chữ hoa, chữ thường. “A” sẽ được hệ điều hành hiểu là khác so với “a”. 

Để vào hệ thống file, dùng:
  1. pwd: đưa ra ngoài màn hình thư mục đang hoạt động (ví dụ: /etc/ssh).
  2. cd: thay đổi thư mục (ví dụ: cd .. – ra một cấp thư mục hiện tại; cd vidu – vào thư mục /vidu).
  3. ls: đưa ra danh sách nội dung thư mục.
  4. mkdir: tạo thư mục mới (mkdir tên_thumuc).
  5. touch: tạo file mới (touch ten_file).
  6. rmdir: bỏ một thư mục (rmdir ten_thumuc).
  7. cp: copy file hoặc thư mục (cp file_nguồn file_đích).
  8. mv: di chuyển file hoặc thư mục; cũng được dùng để đặt lại tên file hoặc thư mục (mv vị_trí_cũ vị_trí_mới hoặc mv tên_cũ tên_mới).
  9. rm: loại bỏ file (rm tên_file). 
Để tìm kiếm file, bạn có thể dùng:
  1. find <tiêu chuẩn tìm kiếm>: dùng cho các tên file.
  2. grep < tiêu chuẩn tìm kiếm>: để tìm nội dung trong file.
Để xem một file, bạn có thể dùng:
  1. more <tên file>: hiển thị file theo từng trang.
  2. cat < tên file>: hiển thị tất cả file.
  3. head < tên file>: hiển thị các dòng đầu tiên.
  4. tail < tên file>: hiển thị các dòng cuối cùng (có thể hữu ích trong những trường hợp như khi bạn muốn xem thông tin cuối cùng của một file hệ thống).
Để chỉnh sửa file, bạn phải sử dụng trình soạn thảo tích hợp sẵn trên dòng lệnh. Thông thường, đây là vi và được dùng với cú pháp: vi <tên file>.
Để giải nén một lưu trữ (thông thường có đuôi tar.gz), bạn phải dùng lệnh tar với cú pháp tar -xvf <tên_file>.

[root@localhost ~]# cd /dir  - Di chuyển tới 1 thư mục dir

[root@localhost ~]# pwd - Hiển thi đường dẫn thư mục hiện hành

[root@localhost ~]# mkdir inet - Tạo 1 thư mục có tê inet

[root@localhost ~]# rm tesst.txt - Xóa 1 file test.txt

[root@localhost ~]# rm -rf  dir/ - Xóa toàn bộ thư mục dir và các file bên trong

[root@localhost ~]# mv dir1 dir2 - Đổi tên thư mục dir1 thành dir2

[root@localhost ~]# cp file1 file2 - Copy file 1 thành file 2

[root@localhost ~]# cat hautx.txt - Xem nội dung 1 file có tên hautx.txt

[root@localhost ~]# tail -f /var/log/message - Hiện nội dung của file message và cập nhật liên tục, khởi đầu với 10 dòng cuối.

8. Lệnh quản lý tiến trình

 [root@localhost ~]# ps -ef| grep ..... Kiểm tra một tiến trình mong muốn đang hoạt động

 [root@localhost ~]# top -c - Hiển thị các tiến trình đang chạy.

 [root@localhost ~]# kill pid - Dừng ép 1 tiến trình đang chạy

9. Quyền sử dụng tập tin

 [root@localhost ~]# chmod 755 hautx.txt - Phân quyền sử dụng tập tin hautx.txt

(Chú ý:Mỗi chữ số ứng với từng tài khoản có được bằng cách cộng các số sau: 4 – đọc (r); 2 – ghi (w); 1 – thực thi (x))

 [root@localhost ~]# chown hautx:hautx test.txt - Phân quyền sở hữu file test.txt cho user hautx

 [root@localhost ~]# chown -R hautx:hautx inet/ - Phân quyền sở hữu toàn bộ thư mục và các file; các thư mục inet

10. Remote SSH

[root@server ~]# ssh -p port  user@host - Kết nối remote SSH qua port bằng user tới máy chủ host.

VD: [root@server ~]# ssh -p 2220 root@202.92.5.157

The authenticity of host '[202.92.5.157]:2220 ([202.92.5.157]:2220)' can't be established.
RSA key fingerprint is 5a:ed:69:f2:5c:85:b8:fb:18:7a:ad:64:72:8c:98:64.
Are you sure you want to continue connecting (yes/no)? yes
Warning: Permanently added '[202.92.5.157]:2220' (RSA) to the list of known hosts.
root@202.92.5.157's password:
Last login: Wed Jun 22 14:30:21 2016 from 202.92.5.166
[root@server ~]#
[root@server ~]#

11. Nén và giải nén

[root@server ~]# zip -r folder.zip folder -  Nén một thư mục folder

[root@server ~]# unzip file.zip - Giải nén 1 file.zip.

[root@server ~]# tar -zcf folder.tar.gz folder - Nén một thư mục dạng .gz.

[root@server ~]# tar -zxvf file.tar.gz - Giải nén.

12. Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm

[root@localhost ~]# rpm -ivh đường_dẫn_package => Cài đặt 1 phần mềm (Cài Offline) ví dụ:

[root@localhost ~]# rpm -ivh /media/CentOS/gcc-4.1.2-51.el5.i386.rpm

Kiểm tra 1 phần mềm đã được cài đặt hay chưa:

[root@localhost ~]# rpm -qa| grep 

Gỡ bỏ 1 phần mêm đã cài đặt, VD gỡ bỏ phần mềm htop

[root@localhost ~]# rpm -e htop

Cài đặt một phần mềm với máy chủ có kết nối mạng với yum, VD cài đặt phần mềm MC

[root@localhost ~]# yum install -y mc  (-y nghĩa là đồng ý cài đặt không cần hỏi)

Update cho 1 gói phần mềm với yum, VD update phần mềm rdesktop

[root@localhost ~]# yum update rdesktop -y

Gỡ bỏ một phần mềm với yum:

[root@localhost ~]# yum remove rdesktop -y

Tải một phần mềm về server, VD tải phần mềm xvnkb có link như bên dưới.

[root@localhost ~]# wget 

http://ncu.dl.sourceforge.net/xvnkb/0.2.11/xvnkb-0.2.11.tar.gz

VD: Check xem phần mềm htop đã được cài đặt hay chưa

[root@localhost ~]# rpm -qa| grep htop
htop-2.0.1-1.el7.x86_64

Ý nghĩa một số lệnh cơ bản bạn có thể xem thêm chi tiết tại đây: https://ss64.com/bash/

0 nhận xét: