23/2/16

Growth Hacker là ai? Học gì để trở thành Growth Hacker?

Growth Hacker hoặc Growth Hacking không những là một lĩnh vực rộng mà còn hoàn toàn mới ở Việt Nam, tài liệu tiếng Việt về Growth Hacker không nhiều, cũng như những topic bàn tán đều rất mơ hồ.
Nói về Growth Hacker, có một số ý kiến cho rằng phải chăng Growth Hacker chỉ đơn giản là cách đặt tên khác của 1 người làm Online Marketing, Digital Marketing tại mỗi môi trường ngành nghề khác nhau?
Ví dụ như Silicon Valley dùng thuật ngữ này cho Online Marketer do sản phẩm của họ là những sản phẩm về công nghệ. Như vậy thì thì hiển nhiên họ là những chuyên gia Marketing Online có thêm kiến thức về code, lập trình. Vây dùng yếu tố này để phân biệt Growth Hacking và Online Marketing liệu có đúng không???
Nhân dịp mới được inspire, Duy Thanh có ngồi coi lại một số thông tin vềGrowth Hacking và xin phép được nói linh tinh 1 tí.

1. Growth Hacker là vị trí mang tính “thập cẩm – xà bần” trong công ty

*Hình này minh họa và biểu lộ gần đúng cảm xúc nhất, sưu tập trên Internet (tạm thời duythanh chưa biết nhiều về HR và Finance nên không dám nói đụng vào).
Growth Hacker là một người vừa làm về Product (product development), vừa dính líu tới mảng Marketing Online, cũng không nằm ngoài trách nhiệm trong mảng khách hàng (customer development)  và phân tích data (data analysis). Kiểu như trên thông thiên văn dưới tường địa lí, thiếu một yếu tố cũng không ổn.
Như vậy:
  • Growth Hacker không có đặc quyền như Product Owner nhưng đòi hỏi phải hiểu thật kĩ sản phẩm – thị trường và là một trong những nhân vật gây ảnh hưởng đến sản phẩm (tính năng, đặc điểm, định hướng khách hàng mục tiêu,…).
  • Growth Hacker cao cấp và tiến bộ hơn Digital Marketing – Online Marketing 1 bậc => Bạn thắc mắc nhiều điểm giống nhau thì cũng từ ý này mà ra. Content Marketing, Inbound Marketing, Social Marketing, bla bla… cũng là những công cụ mà 1 Growth Hacker dùng “tác nghiệp”.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển số lượng cũng như chất lượng khách hàng, tương tự vai trò của 1 nhân viên chăm sóc phát triển khách hàng.
  • Growth Hacker đóng vai trò của 1 chuyên gia phân tích data. Dựa vào data thu về mà có thể cải tiến sản phẩm, dùng kết quả đó cho việc phát triển và tăng trưởng user – tăng trưởng số lượng khách hàng. Và đó là mục đích cuối cùng, branding hay các goal khác nếu có chỉ là hệ quả.
Nói vậy có nghĩa là công ty chỉ cần tuyển 1 Growth Hacker thì có thể thay thế vị trí của cả những chức vụ trên ??? KHÔNG!
Vì dù thực hiện những việc tương tự của những vị trí phía trên nhưng mục tiêu và kết quả cuối cùng nhắm đến lại khác nhau.
Ví dụ các chiến dịch Online Marketing thuộc dạng campaign-short term: data thu về làm report để rút kinh nghiệm cho lần sau. Mỗi chiến dịch sẽ có 1 mục tiêu nhất định: kì này là branding, kì sau là push sale cho một sản phẩm cụ thể, kì tới là thu hút khách hàng tham gia sự kiện…
Rồi thì không hề liên quan đến cải tiến sản phẩm cho phù hợp với người dùng, cũng không liên quan đến việc chăm sóc hay giữ chân khách hàng, quy trình chuyển đổi khách hàng…
Không có Growth Hacker hình như là thiếu thiếu 1 người kết nối lợi ích và tăng hiệu quả công việc của các bộ phận trên lại với nhau.

2. Học gì để làm Growth Hacker (ở Việt Nam)?

Sẽ có những kiến thức chúng ta lấy ra được liền, tìm được chỗ để học và cũng có những phần khá là mơ hồ – vì còn phải tùy thuộc chính xác ngành sản phẩm/dịch vụ mà bạn theo đuổi (thường là những công ty liên quan đến công nghệ).
  • Học 1 chút về Code cũng như những kiến thức căn bản về Website về Internet,… nói chung là hơi nghiêng về mặt kỹ thuật, lập trình (technical) một tí.
  • Có kiến thức cơ bản về quy trình xây dựng – phát triển sản phẩm, hiểu sản phẩm, hiểu khách hàng mục tiêu và nắm được hành vi nhóm khách hàng mục tiêu sử dụng sản phẩm.
  • Kiến thức về data: có khả năng đọc hiểu, thống kê, phân tích data cũng như sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ cho việc phân tích data.
  • Hiểu rõ các platform, các công cụ truyền thông mạng xã hội (social media) như một người làm Online Marketing.
Ví dụ:
- Về technical: biết code HTML cơ bản hoặc chí ít là biết inspect element chỉnh sửa đơn giản màu sắc, text, img trên website, đọc hiểu code HTML/CSS, biết những khái niệm – thuật ngữ cơ bản như WordPress, plugin, header, footer, API, conversion tracking code, UI/UX,…
- Về sản phẩm : tùy thuộc công ty mình đang phát triển sản phẩm gì, hiểu sản phẩm, hiểu rõ quy trình làm nên sản phẩm đó, hiểu về khách hàng mục tiêu, hành vi nhóm khách hàng mục tiêu, đặc điểm tính năng, định vị so với các sản phẩm – dịch vụ cùng loại trên thị trường.
- Về phân tích data : học 1 khóa về Google Analytic trước tiên thì đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu (duythanh nghĩ vậy, vì chuyên sâu hơn thì duythanh chưa đủ trình và kiến thức, hì hì).
- Về Digital Marketing (cái này học nặng nhất):
+ Nội bộ : quản lí được website của sản phẩm/dịch vụ, có khả năng viết cơ bản để làm content marketing – không biết viết thì phải nắm tổng quan và có khả năng brief để copywriter viết cho mình, làm việc được với designer.
+ Các công cụ digital: biết chạy quảng cáo trên Adwords, Facebook là như thế nào, có khái niệm và nắm rõ tính năng – lợi hại của các công cụ social media như Page, Google Plus, Twitter, Instagram, Youtube, LinkedIn, Slide Share, Behance (trời ơi nhiều lắm, quan trọng là công cụ nào liên quan đến sản phẩm dịch vụ của bạn nhất, công cụ nào hot và thuộc dạng must-have nhất), Email Marketing, A/B testing, Blog, Inbound Marketing, Landing Page, SEO,…

3. Đặc điểm nhận dạng – kỹ năng, hoặc những yếu tố trong suy nghĩ và sở thích tương đồng của những Growth Hacker

Growth-hacking-labs
(cái này duythanh sưu tập và tổng hợp lại từ nhiều nguồn)
  • Yêu công nghệ, đã – đang làm trong công ty IT, có background IT.
  • Thường xuất phát điểm là 1 Product Developer hay Online Marketer.
  • Thích trải nghiệm, thử nghiệm, phân tích, học hỏi.
  • Có mindset của 1 entrepreneur (chỗ này thực sự không biết dịch rõ nghĩa sang tiếng Việt là như nào luôn).
  • Đọc hiểu Tiếng Anh tốt (tài liệu hay toàn được viết bằng tiếng Anh, ờ vì cái chức vụ này có ở bên nước ngoài trước tiên mà) + kỹ năng search và lựa chọn nguồn đọc hợp lí nữa vì sẽ có nhiều nhận định, ý kiến đánh giá khác nhau.
  • Tần suất online nhiều – có nghĩa là không thể sống nếu thiếu Internet. :P
Nói nghe, vậy là cứ:
  • Học hết qua mấy kiến thức kể trên, thực hành về những kiến thức riêng lẻ đó.
  • Đọc thêm nhiều, thật nhiều tài liệu về growth hacking, ai nổi tiếng trong lĩnh vực này – họ nói gì – đang làm gì, các case study thành công trên thế giới (giống nhau khác nhau điềm nào với công ty của mình, với thị trường của mình, với sản phẩm – dịch vụ của mình).
  • Chọn ra trong đó những cái phù hợp, có khả năng làm được ở Việt Nam – phù hợp với sản phẩm dịch vụ công ty mình rồi xin phép/đề nghị/nài nỉ/van xin cấp trên của bạn cho bạn làm thử.
Xong, dĩ nhiên làm hết đi, có thể hoặc không thể biến bạn thành 1 Growth Hacker thực thụ nhưng chí ít chúng giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về Growth Hacking, thấy mình thiếu kỹ năng gì – kiến thức gì trong cả quá trình đó và tìm cách hoàn thiện mình hơn.
Thoải mái trao đổi, bình luận ở dưới nhe. Đây là một chủ đề khá thú vị để “đàm đạo” đó

0 nhận xét: