Trên hệ điều hành Linux chúng ta có thể xem nội dung của file theo nhiều cách khác nhau như dùng các câu lệnh head, tail, more, less, cat hoặc grep... Mỗi cách có những ưu và nhược điểm riêng và việc lựa chọn cách nào hoàn toàn tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của việc xem nội dung file.
1. Xem Nội Dung File Dùng Câu Lệnh head
Câu lệnh head trong Linux cho phép chúng ta xem phần đầu nội dung của file, câu lệnh head có cú pháp như sau:
$ head <tên_file>
Ví dụ: $ head sample.txt
Theo mặc định câu lệnh head sẽ hiển thị 10 dòng đầu tiên có trong file với tên cho trước. Nếu muốn tùy chỉnh số lượng dòng sẽ được hiển thị bạn bạn có thể sử dụng tùy chọn -n trong câu lệnh như sau:
$ head -n <tên_file>
Ví dụ câu lệnh dưới đây:
$ head -20 sample.txt
Sẽ hiển thị 20 dòng đầu tiên trong file sample.txt.
2. Xem Nội Dung File Dùng Câu Lệnh tail
Ngược lại với câu lệnh head, câu lệnh tail trong Linux cho phép chúng ta xem phần cuối nội dung của file, câu lệnh tail có cú pháp như sau:
$ tail <tên_file>
Ví dụ: $ tail sample.txt
Theo mặc định câu lệnh tail sẽ hiển thị 10 dòng cuối cùng có trong file với tên cho trước. Nếu muốn tùy chỉnh số lượng dòng sẽ được hiển thị bạn bạn có thể sử dụng tùy chọn -n trong câu lệnh như sau:
$ tail -n <tên_file>
Ví dụ câu lệnh dưới đây:
$ tail -20 sample.txt
Sẽ hiển thị 20 dòng cuối cùng trong file sample.txt.
Câu lệnh tail đặc biệt hữu dùng trong trường hợp bạn muốn xem nội dung của các file log của chương trình vì thông thường với các file log này chúng ta chỉ muốn xem thông báo lỗi gần đây thay vì xem toàn bộ các lỗi. Các thông báo lỗi gần nhất thông thường sẽ được thêm vào phần cuối của nội dung file.
Ngoài ra, sử dụng tùy chọn -f trong câu lệnh tail cho phép chúng ta xem nội dung của file log theo kiểu thời gian thực (real time). Điều này có là câu lệnh này sẽ hiển thị các thay đổi trong nội dung file ngay khi chúng được tạo ra:
$ tail -f /var/log/apache2/my_site_access.log
Để thoát câu lệnh trong trường hợp trên bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + C.
3. Xem Nội Dung File Dùng Câu Lệnh cat
Câu lệnh cat (viết tắt của concatenate) là một trong số những câu lệnh phổ biến được sử dụng để xem nội dung file trong Linux. Khác với head hay tail, câu lệnh cat sẽ hiển thị ra màn hình cửa sổ dòng lệnh toàn bộ nội dung của file. Câu lệnh này có cú pháp như sau:
$ cat <tên_file>
Ví dụ: $ cat sample.txt
Trong trường hợp nôi dung của tập tin sample.txt quá nhiều và bạn muốn dừng việc xem nội dung thì bạn có thể bấm tổ hợp phím Ctrl + C, hành động này chấm dứt qúa trình thực thi của câu lệnh .
Câu lệnh cat cho phép chúng ta xem nội dung của nhiều file cùng một lúc. Việc này được thực hiện đơn giản bằng cách liệt kê lần lượt tên của các file mà bạn muốn hiển thị nội dung:
$ cat file_1.txt file_2.txt file_3.txt
Một cách dùng phổ biến của câu lệnh cat đó là nối (gộp) nội dung của nhiều file với nhau thành một file duy nhất. Điều này được thực hiện thông qua sử dụng toán tử chuyển tiếp > trong Linux. Ví dụ như sau:
$ cat file_1.txt file_2.txt file_3.txt > new_file.txt
Câu lệnh trên sẽ gộp nội dung của 3 file là file_1.txt, file_3.txt và file_3.txt để tạo ra một file mới là new_file.txt.
4. Xem Nội Dung File Dùng Câu Lệnh less và more
Bạn cũng có thể xem nội dung file sử dụng một trong hai chương trình Less và More. Cả hai chương trình này đều hiển thị toàn bộ nội dung của file trên màn hình (hiển thị từng trang một và từ đầu tới cuối). Sự khác biệt giữa Less và More đó là Less cung cấp nhiều feature để giúp dễ dàng di chuyển giữa các phần khác nhau của nội dung file hơn More.
$ more <tên_file>
$ less <tên_file>
Để tìm kiếm văn bản hiển thị bởi Less bạn gõ phím / rồi nhập văn bản cần tìm kiếm và gõ Enter:
/Test
Ngoài ra, sử dụng chúng ta cũng có thể sử dụng toán tử pipe trong Linux (sử dụng ký tự |) để xem nội dung trả về từ một câu lệnh khác ví dụ:
$ php -m | less
5. Câu Lệnh grep
Câu lệnh grep cũng được sử dụng khá phổ biến với mục đích so sánh nội dung dạng văn bản trong file với một mẫu (pattern) cho trước. Cú pháp của câu lệnh grep như sau:
$ grep <pattern> <tên_file>
Trong đó <pattern> có thể là một biểu thức regular expression.
Ví dụ bạn có một file là file_1.txt với nội dung chứa dòng chữ Hello World 1 thì khi chạy câu lệnh:
$ grep 'Hello' file_1.txt
Bạn sẽ có kết quả như sau: Sử dụng câu lệnh grep trên một file. Chúng ta cũng có thể sử dụng grep trên nhiều file cùng một lúc:
$ grep 'Hello World' file_1.txt file_2.txt file_3.txt
Kết quả của câu lệnh trên sẽ như sau:
Sử dụng câu lệnh grep trên nhiều file
Ngoài ra một số bạn cũng thường sử dụng Vim hoặc Nano để xem nội dung file. Việc làm này hoàn toàn hợp lệ tuy nhiên cần lưu ý rằng cả vim và nano phù hợp với mục đích hiệu chỉnh văn bản của file hơn là xem nội dung file.
0 nhận xét: