Khi các bạn quản lý một VPS/Cloud Server hoặc một máy chủ Linux được cung cấp. Có lẽ sẽ có lúc bạn cần kiểm tra máy chủ Linux của mình có phải ảo hoá (VPS) không ? Hay là một máy chủ vật lý (dedicated server)đang hoạt động. Nếu là máy chủ ảo thì hệ thống đang được sử dụng công nghệ ảo hoá nào, có đúng như nhà cung cấp VPS/Cloud Server đã cấp máy chủ ảo Linux cho ta ?! Vấn đề đơn giản này sẽ được hỗ trợ giải đáp thông qua Top 10 cách xác định máy chủ Linux ảo hoá hay máy chủ vật lý.
Các chương trình lệnh trong bài viết này được sử dụng để kiểm tra thông tin hệ thống Linux ảo hoá hay vật lý gồm :
- dmidecode
- lshw
- facter
- virt-what
- hostnamectl
- systemd-detect-virt
- dmesg
- lscpu
1. Chương trình lệnh “dmidecode”
“dmidecode” là một chương trình lệnh cho phép bạn đọc bảng thông tin DMI (Desktop Management Interface)giúp thống kê thông tin về phần cứng hệ thống và thông tin BIOS. Bảng DMI này có cả thông tin nhà sản xuất máy chủ, dòng model, serial number, phiên bản BIOS, CPU Socket, module gắn bộ nhớ RAM,…
– Ảo hoá VmWare.
– Ảo hoá KVM.
– Máy chủ vật lý HP.
2. Chương trình lệnh “lshw”
“lshw” (list hardware) là một chương trình nhỏ gọn cung cấp đầy đủ thông tin về phần cứng của máy chủ. Nó có thể xuất thông tin về bộ nhớ RAM, phiên bản firmware, mainboard, card mạng, CPU, bus, thông tin bảng DMI,… Vậy bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng chương trình này để kiểm tra khả năng hệ thống Linux là ảo hoá hay vật lý.
Bạn có thể cài đặt “lshw” như sau :
+ CentOS
+ Ubuntu
Hãy sử dụng cấu trúc lệnh “lshw” như dưới và kiểm tra output lệnh.
– Ảo hoá VmWare.
– Ảo hoá KVM.
– Máy chủ vật lý HP.
3. Chương trình lệnh “facter”
“Facter” là một chương trình mã nguồn Ruby giúp cung cấp thông tin về hệ thống. Bạn có thể cài đặt “facter” thông qua các chương trình quản lý gói cài đặt của hệ điều hành.
+ CentOS
+ Ubuntu
Hãy sử dụng cấu trúc lệnh như dưới và kiểm tra output lệnh.
– Ảo hoá VMWare.
– Ảo hoá KVM.
– Máy chủ vật lý.
4. Chương trình lệnh “virt-what”
“virt-what” là một bash shell script đơn giản phục vụ cho đúng một mục đích đó là xác định xem hệ thống Linux đang chạy có phải máy chủ ảo không. Nếu phải thì sẽ xác định công nghệ ảo hoá được sử dụng là gì. Nếu không phải là máy chủ ảo hoá thì script sẽ không xuất bất kì output nào cả.
Lưu ý:
– Máy chủ vật lý thật sẽ không có dòng thông tin về ảo hoá trong output lệnh “virt-what“.
– Máy chủ vật lý thật sẽ không có dòng thông tin về ảo hoá trong output lệnh “virt-what“.
Bạn có thể cài đặt “virt-what” như sau :
+ CentOS
+ Ubuntu
Kiểm tra output lệnh “virt-what“.
– Ảo hoá VMWare
– Ảo hoá KVM
5. Chương trình lệnh “systemd-detect-virt”
“systemd-detect-virt” là chương trình chỉ có trên các hệ thống Linux systemd mới sau này như (CentOS 7 hoặc Ubuntu 16.04 trở lên). Chương trình này hỗ trợ xác định công nghệ ảo hoá của máy chủ Linux đang chạy.
Kiểm tra output lệnh “systemd-detect-virt“.
– Ảo hoá KVM
– Ảo hoá VMWare
– Máy chủ vật lý
6. Thông tin filesystem /sys/class/dmi/id/*
Kernel Linux chứa một vài thông tin DMI trong hệ thống filesystem nằm ở thư mục /sys/ . Chính vì vậy chúng ta cũng có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin DMI liên quan công nghệ ảo hoá dựa trên một vài file như sau.
Hai file chúng ta cần quan tâm trong thư mục “/sys/class/dmi/id/” chính là “product_name” và “sys_vendor“.
– Ảo hoá VMware.
– Ảo hoá KVM.
– Máy chủ vật lý HP.
7. Chương trình lệnh “hostnamectl”
“hostnamectl” là một công cụ được cung cấp cho quản trị viên quản lý thông tin hostname của hệ thống Linux systemd (CentOS 7 hoặc Ubuntu 16.04 trở lên). Thế nhưng “hostnamectl” cũng đem đến các thông tin khá là hữu ích đối với nhu cầu cần kiểm tra máy chủ Linux của mình là server vật lý hay ảo hoá.
Với output dưới đây, nếu có dòng thông tin gồm :
+ Chassis : vm
+ Virtualization : kvm/vmware/ …
+ Chassis : vm
+ Virtualization : kvm/vmware/ …
thì chứng tỏ máy chủ Linux này là một máy chủ ảo, còn không có thì đây là chủ Linux vật lý.
– Ảo hoá KVM
– Server vật lý
8. Thông tin trong file /proc/cpuinfo
File “/proc/cpuinfo” là một file text có chứa các thông tin về CPU trên hệ thống Linux. Bạn có thể biết được hệ thống Linux của bạn là máy chủ vật lý hay máy chủ ảo bằng cách tìm kiếm cụm từ tham số “hypervisor” trong file text ‘cpuinfo‘ liên quan đến CPU.
Với server vật lý thì sẽ không có tham số “hypervisor” này trong file text.
9. Chương trình lệnh “lscpu”
“lscpu” là chương trình lệnh giúp thống kê và hiển thị thông tin về kiến trúc CPU cũng như các thông tin khác liên quan đến CPU như số threads, cores, sockets, CPU L cache, CPU Family, model,.. Các thông tin này sẽ được hiển thị với cấu trúc output dễ đọc cho quản trị viên.
Bạn có thể cài đặt “lspcu” như sau :
+ CentOS
+ Ubuntu
Lưu ý:
– Máy chủ vật lý thật sẽ không có dòng thông tin về ảo hoá “Hypervisor vendor” trong output lệnh “lscpu“.
– Máy chủ vật lý thật sẽ không có dòng thông tin về ảo hoá “Hypervisor vendor” trong output lệnh “lscpu“.
Hãy sử dụng cấu trúc lệnh “lscpu” như dưới và kiểm tra output lệnh.
– Ảo hoá KVM
– Ảo hoá VMware
10. Chương trình lệnh “dmesg”
“dmesg” là một chương trình lệnh rất phổ biến trên các hệ điều hành Linux, vì chương trình này được sử dụng với mục đích là ghi lại các log kernel (log boot-time) lúc khởi động hệ thống Linux vào các file log dịch vụ syslogd. Ta có thể tìm thấy file log này ở đường dẫn “/var/log/dmesg“.
Các log do “dmesg” ghi lại có thể giúp ta xử lý vấn đề hệ thống liên quan đến hardware. Vậy nên thông qua log này ta sẽ tìm các thông tin DMI của chúng trong file log hoặc output log dmesg (thực tế lệnh dmesg giúp ta đọc nội dung file ‘/var/log/dmesg‘).
– Ảo hoá VMware
– Ảo hoá KVM
– Máy chủ vật lý HP.
0 nhận xét: