15/12/15

Trở thành master Goal tracking trong Google Analytics



Cài đặt Goal Google Analytics | Cao Minh Blog
Không biết cài Goal Google Analytics thì có nghĩa là bạn chẳng biết gì về GA cả

Cài đặt Goal Google Analytics là một điều bắt buộc phải biết khi bạn làm việc với công cụ này. Trong bài viết này, tớ sẽ có hai hướng dẫn các bạn:
  • Một là cách cài đặt Goal Google Analytics
  • Hai là cách đánh giá hiệu quả của Goal thông qua Goal report
Trong bài, tớ sẽ cung cấp các kiến thức bổ sung như Required Step là gì, Funnel Visualization, Goal Flow, Unique Pageviews, Case Sensitive…
Tất cả sẽ được phơi bày, từng bước một.
Nếu trình độ tiếng Anh của bạn khá thì trước tiên, bạn nên xem video này để hiểu vềMicro GoalMacro Goal, vai trò và tầm quan trọng của mỗi loại trong Web Analytics

 #1. Cài đặt Goal Google Analytics

Đây là mục không thể thiếu trong phần hướng dẫn cài đặt Goal Tracking Google Analytics theo dõi mục tiêu
Các bước cài đặt Goal Tracking Google Analytics như sau:
Phần cài đặt Goal nằm trong menu Admin, ở tầng View.
Để tạo một Goal mới, bạn vào Admin –> Goals –> +New Goal

Với mỗi bản View, bạn được tạo tối đa 20 Goals. Để phục vụ cho bài viết lần này, tớ đã tạo một bản View mới và tạo Goals lại từ đầu
Lưu ý: Goal tạo xong không thể xóa được. Chỉ có thể Edit hoặcDeactive.Khi hết lượt tạo Goal, bạn chỉ còn cách edit lại các goal đã deactive. Hoặc tạo bản View mới để có thêm 20 Goal.Xem thêm về bản View và các khuyến nghị tại đây
Quy trình tạo Goal gồm 3 bước: Goal SetupGoal description và Goal detail

a. Goal setup

Mặc định, Google Analytics có rất nhiều Goal mẫu (Template) để bạn lựa chọn. Các loại Goal mẫu được chia tùy theo các mục tiêu của website như mục tiêu về doanh thu (Revenue), độ thu hút (Acquisition), yêu cầu phản hồi thông tin (Inquiry) vàsự gắn bó của người sử dụng (Engagement).
Ngoài ra, nếu bạn có một mục tiêu nào khác, nằm ngoài các template này thì bạn có thể chọn Custom

Mỗi một loại mẫu này sẽ dẫn đến một tùy chọn khác nhau ở bước 2 – Goal Description. Nói là như vậy nhưng ở mục Goal description cũng chỉ có 4 loại để bạn lựa chọn, và khác nhau ở cái tên gọi mỗi Goal thôi.
Bước Goal setup này mục đích lớn nhất là để bạn trả lời câu hỏi: “Mình đang đặt mục tiêu gì?
Tại ví dụ này, tớ chọn mục tiêu: Sign up Newsletter

b. Goal Description

Nếu như ở bước Goal setup bạn trả lời câu hỏi: “Mình đang đặt mục tiêu gì?” thì tại bước Goal description, bạn cần lưu ý đến việc: “Làm thế nào để mình quy định mục tiêu đã hoàn thành hay chưa?
Google Analytics cho ta 4 kiểu “quy định” riêng biệt. Đó là về destination (trang đích), duration (thời gian trên trang), pages/screen per session (số trang được tải trong một lần truy cập), event (tương tác trên website)
Về bản chất thì, các các “quy định” này chính là các bộ lọc với metrics và dimensions được cho sẵn. Chúng ta sẽ “ra điều kiện” cho các bộ lọc này hoạt động tại đây.
Tiếp tục ví dụ, tớ đặt tên cho Goal là Newsletter Subscription. Google Analytics mặc định để type là Destination.

Nhấn “Next Step”, ta chuyển sang bước cuối cùng, cũng là bước quan trọng nhất.

c. Goal Detail

Với mỗi một cách chọn goal type ở bước description thì ta có các cách set up goal detail khác nhau.
Với cách chọn Destination thì phần này cần chọn một Goal URL để làm trang “hoàn thành mục tiêu”
Nếu chọn Duration thì mục này sẽ cần đặt khoảng thời gian time-on-site lớn hơn một con số bạn quy định
Nếu chọn Pages/Screen thì bạn cần đặt ra giới hạn số trang tối thiểu cần được load cho một lần truy cập
Và cuối cùng, nếu chọn Event thì bạn cần chỉ ra khi người sử dụng tương tác hành động gì thì goal được hoàn thành. Riêng phần cài đặt event này cần có đoạn code riêng để đo
Các bạn có thấy việc này giống như mình tạo một bộ lọc không? Khi bộ lọc này thỏa mãn thì bạn có 1 Goal completed.
Trong trường hợp này, tớ sẽ nhập Destination là (/thankyou.html). Nghĩa là khi đăng kí nhận email thành công, bạn sẽ được đưa tới trang /thankyou.html. Khi trang này được load thì Google Analytics ghi nhận đã có một goal được hoàn thành.
Bạn có thể tham khảo trang Thank you của tớ bằng cách đăng kí nhận News Letter ở ngay sidebar phía bên phải .

QCase sensetive là gì?
A: Có rất nhiều trang web mà họ phận biệt giữa CHỮ HOA và chữ thường trong đường link. Ví dụ: /thankyou.html và /THANKYOU.html được tính là 2 trang web khác nhau.
Tích vào Case sensitive thì Google Analytics sẽ chỉ ghi nhận kết quả chính xác đường link bạn nhập.
Còn nếu không tích thì link CHỮ HOA và chữ thường đều được coi là 1 URL
Tớ không phân biệt chữ hoa chữ thường nên không đánh dấu vào mục này.
Ngoài ra, ở phần “Equals to” bạn còn có thêm 2 sự lựa chọn. Đó là “Begin with” và “Regular Expression“.
Trong trường hợp Goal URL của bạn có các biến tự động thay đổi thì bạn dùngBegin with. Ví dụ, trang success của bạn là (/checkout/success/?userid=1538&order=1) thì bạn đặt Destination begin with (/checkout/success)
Một cách sử dụng của Regular Expression bạn có thể tìm thấy trong bài viết: Filter và Segment trong Google Analytics
Tiếp theo, có 2 optional mà bạn nên tìm hiểu.
Một là Goal value. Giả sử website có chức năng bán hàng. Mỗi khi khách hàng bấm thanh toán và trả tiền hoàn tất thì họ sẽ được chuyển đến trang (/success.html). Mỗi một đơn hàng như vậy bạn thu về được bao nhiêu tiền thì bạn nhập giá tiền ấy vào đây. Khi về sau, xem goal report thì ngoài việc bạn biết được có bao nhiêu goal completed, bạn còn có thể biết được tương đối số tiền mình đã thu về. Ví dụ bạn có thể nhập số cho Goal value của mình như thế này:

Một chú ý quan trọngViệc đặt Goal Value này không thể giúp bạn đo chính xác được doanh thu. Muốn chính xác thì bạn phải dùng tính năng Ecommerce. Bởi vì, Goal completed được tính cộng dồn như Ecommerce. Goal được ghi nhận dựa theo session!
Ví dụ, trong một session, một khách hàng của bạn thêm 2 sản phẩm vào giỏ hàng, tiếp đó thanh toán và được chuyển đến trang (/success.html). Khi đó, Google Analytics sẽ chỉ tính cho bạn 1 Goal completion. Trong khi đó, giá trị này tại Ecommerce là 2.
Có nghĩa là, ở trường hợp này, trong cùng 1 session, một người sử dụng có đăng kí nhận tin bằng bao nhiêu email khác nhau đi nữa thì Google Analytics sẽ chỉ tính cho tớ có 1 Goal completion thôi.
Option thứ 2 mà bạn cần quan tâm chính là Funnel. Funnel giúp bạn hình ảnh hóa đường đi của User trên website. Tính năng này giúp bạn biết được chi tiết hơn về hành vi của người sử dụng trên website. Funnel sẽ có dạng:

Bước 1: vào website –> Bước 2: đến trang sản phẩm –> Bước 3: đến trang mua hàng –> Bước cuối cùng: trang mua hàng thành công.

Việc vạch ra đường đi trên website giúp bạn biết được khách hàng thường rời bỏ website tại giai đoạn nào. Nếu số người rời bỏ website tại một bước quá lớn, bạn có thể xem lại và tối ưu trang đó.
Xem báo cáo Funnel Visualization tại Report –>Goals–>Funnel Visualization

Trong hình là Funnel tớ cài đặt trong ví dụ này.
Tùy thuộc vào ngành nghề và các đặc điểm riêng trên từng website mà bạn có thể tạo một funnel theo ý riêng của mình.
Một funnel chứa tối đa là 20 steps.
QRequired ở step 1 là gì?
A: Bật required nghĩa là user bắt buộc phải đi qua vào bước 1 thì Unique Pageviews của họ mới xuất hiện trong báo cáo funnel visualization.
User truy cập trực tiếp vào Goal URL mà không thông qua bước 1 thì sẽ không được tính là Goal completed trong báo cáo funnel visualization (Lưu ý là chỉ trong báo cáo funnel visualiation thôi nhé)
Bật Required hay không thì số liệu sẽ chỉ ảnh hưởng đến báo cáo funnel visualization.
Số liệu ở các báo cáo khác như Pageview (bao nhiêu lần Goal URL được truy cập), Goal Flow,…sẽ không bị ảnh hưởng.
Ở đây tớ bật là vì sợ xảy ra trường hợp, nếu người dùng chẳng may (hoặc cố tình) truy cập thẳng vào trang (/thankyou.html) mà không thông qua form đăng kí thì lúc đó, số liệu sẽ bị nhiễu. Goal completed của tớ sẽ rất nhiều mà thực tế không phải vậy.
Nên là tùy hoàn cảnh chúng ta sẽ có cách xử lí riêng, sao cho hiệu quả nhất. (Có người cao tay thì dùng code, không cho phép người dùng truy cập thẳng vào trang cuối cùng. Gõ thẳng địa chỉ nó cũng không hiện ra, bắt buộc phải thông qua form đăng kí)
Sau khi cài đặt các bước xong xuôi, bạn sẽ nhìn thấy nút Verify this Goal nho nhỏ

Nút này có nghĩa là Google Analytics sẽ tự động kiểm tra dữ liệu của bạn trong 7 ngày vừa rồi, xem có bao nhiêu Goal completed qua cách bạn vừa cài đặt.
Nhấn Create Goal. Xin chúc mừng, bạn đã hoàn thành cài đặt Goal trong Google Analytics! :Congratulation:

Việc cài đặt Goal cho Google Analytics đã hoàn tất. Giờ là lúc chúng ta đánh giá hiệu quả của Goal thông qua Goal report.

 #2. Đọc hiểu Goal tracking report trong Google Analytics





Xem Goal Tracking Report tạiReporting–>Conversions–>Goals

Nếu như ở phần một là bước tạo mục tiêu trong Google Analytics
Thì phần 2 này tớ sẽ hướng dẫn bạn theo dõi mục tiêu.
Lưu ý nhỏ:

Trừ mục Funnel Visualization không cho phép, tất cả các mục còn lại trong báo cáo này đều có thể áp dụng advanced segment.
Chúng ta luôn có sự lựa chọn xem chỉ số củatất cả các Goal hoặc chỉ một Goal duy nhất.

Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt đi xem báo cáo của từng mục!

Overview:

Cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình Goal completion trong khoảng thời gian đã chọn. Đồ thị cứ đi đều và có xu hướng tăng dần là tốt. Đồ thị bất chợt đổ xuống thì chúng ta cần phải xem xét ngay vấn đề gì đang diễn ra để còn khắc phục.
Câu chuyện là, vào cuối ngày 28/7, để tập trung tối ưu cho các Goal tiềm năng, tớ tắt (deactive) một loạt Goals không còn phù hợp nữa. Hơn một nửa Goal cũ không còn hoạt động nên đồ thị có dạng Downward như trên. Chứ đang yên đang lành mà như đồ thị như thế này thì tớ cũng lo lắm.

Mục Overview này cho bạn biết tình hình chung của tất cả các Goal, biểu hiện dưới dạng số liệu và biểu đồ thu nhỏ. Khi click vào mỗi Goal đó bạn sẽ được chuyển sang phần báo cáo chi tiết.

Goal URL

Báo cáo chỉ dành riêng cho các Goal dạng Destination như tớ viết ở đầu bài viết này.
Thông qua báo cáo này, ta biết được Goal nào đang làm việc hiệu quả hơn so với các Goal còn lại. Bạn có thể sử dụng biểu đồ Comparison để thấy rõ các Goal hoạt động hiệu quả như thế nào.

Biểu đồ dạng này sẽ lấy giá trị trung bình của metric bạn chọn (ở đây là Goal completions), sau đó so sánh Goal Completions của mỗi Goal với giá trị trung bình đó.
Nhìn trong hình ta thấy được luôn, Goal số 1 hoạt động hiệu quả nhất, vượt trội 532.38% so với mức trung bình. Goal số 9 và số 10 hoạt động rất kém, kém hơn mức trung bình từ 66 đến 67%.
Sau khi xem biểu đồ này thì tùy thuộc vào lĩnh vực của mình mà bạn sẽ có các quyết định phù hợp. Thường là sẽ tìm cách tối ưu các Goal mang lại kết quả thấp. Đôi khi bạn cũng có thể deactive các Goal gần như không có một thành quả nào trong khoảng thời gian dài và tạo một Goal mới tập trung hơn, chiến lược hơn cho website của mình.

Reverse Goal Path

Phần báo cáo này cho ta xem 3 bước ngay trước khi Goal completed.
Nếu bạn có nhiều Goal, xem ở dạng All Goal thì thông tin sẽ rất ít, chỉ bao gồm 1 dòng cho 1 Goal. Bạn cần chọn một Goal cụ thể để xem. Khi đó Google Analytics sẽ liệt kê hết tất cả 3 bước mà user đã đi qua trước khi hoàn thành Goal.
Khi xem report này, bạn sẽ gặp 2 thuật ngữ là (entrance) và not set. Vậy (entrance) và not set là gì?
(Entrance) của một trang được ghi nhận khi user vào trực tiếp trang đó thông qua gõ địa chỉ trực tiếp trên address barbookmark hoặc tin nhắn bạn bè gửi.
Not set trong trường hợp này là “không ghi nhận“, hoặc là “không biết”, “không thống kê“. Google Analytics không ghi nhận hoặc không biết hoặc không thống kê được trang web này được truy cập từ nguồn nào.

Funnel Visualization

Để có một hiểu biết sâu sắc về Funnel Visualization, bạn nên đọc bài nàybài này và bài này
Sau khi tạo Goal và Set up funnel, tớ đã thử test và Google Analytics báo cáo một bản như sau:

Funnel conversion rate = (số lượt truy cập hoàn thành Goal/tổng số lượt truy cập vào funnel)
Các con số trong hình là Unique Pageviews.
Unique Pageviews khác với Pageviews ở chỗ:
– Trong một session, truy cập của 1 user như sau: tải 3 lần Trang A5 lần trangB2 lần trang C.
– Vậy trang A sẽ có 3 pageviews, trang B có 5 pageviews, trang C có 2 pageviews
– Nhưng mỗi trang chỉ có 1 unique pageviews
Mỗi khi reload một trang thì trang đó tăng thêm 1 Pageviews. Nhưng trong 1 lần truy cập thì reload trang đó bao nhiêu lần thì cũng chỉ có 1 Unique Pageviewsthôi
Funnel Visualization không hoạt động với dữ liệu lịch sử. Khi bạn tạo một funnel mới thì funnel đó sẽ chỉ thu thập dữ liệu kể từ khi nó được thiết lập

Goal Flow



Goal Flow và Funnel Visualization cùng có chức năng hình ảnh hóa hành vi của người sử dụng nhưng lại có cách thức hoạt động tương đối khác nhau. So với Funnel Visualization, Goal Flow report có nhiều điểm chi tiết hơn như hiển thị loopback, áp dụng được với dữ liệu lịch sử, có thể dùng advanced segment… Tất cả thông tin về điểm khác nhau bạn có thể tìm thấy ở đây. Chúng ta nên hiểu và kết hợp xem cả 2 báo cáo để có những quyết định phù hợp.
Goal tracking là một phần vô cùng hữu ích trong Google Analytics. Nhờ có Goal mà bạn biết được tinh hình hoạt động của business, theo dõi các hoạt động trên website, sát sao quản lí và điều chỉnh kịp thời mọi hành động.
Cho dù bạn ở bất kì vị trí nào trong lĩnh vực marketing online bạn cũng cần biết cách cài đặt Goal và đọc hiểu Goal report.
Hi vọng rằng bài hướng dẫn của tớ đủ đơn giản và chi tiết để giúp bạn tự tay cài đặt mọi thứ từ đầu.
Nguồn : Caominhblog

0 nhận xét: